Bạn bị khó ngủ mất ngủ, bạn đang phân vân với câu hỏi khó ngủ có nên uống thuốc ngủ không? Khó ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn, trằn trọc, thường thức dậy sớm và không thể ngủ lại được. Mất ngủ ban đêm gây ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày và luôn làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ giữa ban ngày, đồng thời rất khó tập trung. Từ đó dẫn đến nguy cơ té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm hiệu quả trong công việc... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Khó ngủ có nên uống thuốc ngủ không?
Câu trả lời là không nên uống thuốc ngủ. Trừ trường hợp bất đắc dĩ thì bắt buộc mới phải uống. Vì thuốc ngủ thường có tác dụng phụ và không an toàn. Nếu sử dụng quá liều có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bạn khó ngủ mất ngủ nên tìm đến những sản phẩm giúp ngủ ngon giấc từ thiên nhiên thường thì an toàn và ít tác dụng phụ nhé !
Thuốc ngủ không xa lạ với bất kỳ ai, bởi thực tế cái tên đã nói lên tất cả công dụng. Khi đi vào trong cơ thể, thuốc sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngay cả khi đang trong trạng thái tỉnh táo. Nhờ đó mà nó trở thành loại thuốc thần kỳ trong mắt những người thường xuyên mất ngủ, luôn mong muốn có thể lấy lại được giấc ngủ sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, nó sẽ không trở nên phức tạp và nguy hiểm nếu người mất ngủ, thiếu ngủ biết sử dụng đúng cách và điều chỉnh liều lượng một cách hợp lý. Một số biểu hiện của người lạm dụng thuốc ngủ, uống quá liều:
+ Trường hợp nhẹ:
Người bị ngộ độc thuốc ngủ nhưng ở trong trường hợp nhẹ sẽ bị rơi vào trạng thái ngủ say. Không có quá nhiều triệu chứng nhận biết, hơi thở giống như người bình thường, đều đặn, mạch đập rõ. Nếu bị tác động vào da thịt, cơ thể vẫn có phản ứng, phản xạ của đồng tử ở mức bình thường. Tuy nhiên cũng có lúc sẽ giảm, khi tỉnh dậy sẽ có cảm giác bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
+ Trường hợp nặng:
Trường hợp bị ngộ độc thuốc ngủ mức độ nặng sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn. Họ bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Mạch đập tương đối nhanh, thở rất chậm, hơi thở nông, khò khè gây khó chịu. Nhịp tim lúc nhanh lúc giảm không đều và thường xuyên bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, đồng tử bị co lại, huyết áp giảm hoặc có thể không đo được huyết áp. Có trường hợp phản xạ chậm với ánh sáng, nhưng cũng có trường hợp bị mất phản xạ.
Người uống thuốc ngủ quá liều cũng có thể bị co giật hoặc hôn mê triền miên. Vùng da trên cơ thể xanh tím lại. Thậm chí bị tiêu chảy và nôn ra máu. Nước tiểu cũng bị biến đổi màu, khác hẳn so với màu đặc trưng thông thường (màu sắc phụ thuộc vào loại thuốc ngủ mà bệnh nhân uống).
2. Các tác dụng phụ của thuốc ngủ
Khi điều trị mất ngủ, rối loạn lo âu bằng thuốc, bạn có thể gặp một số các tác dụng phụ của thuốc ngủ. Chúng bao gồm cả những tác dụng phụ thường gặp, tác dụng phụ phức tạp hơn (như Parasomnias) và các phản ứng dị ứng, thậm chí sốc phản vệ hoặc bị phụ thuộc vào thuốc ngủ.
+ Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc ngủ:
Các tác dụng phụ của các thuốc ngủ thường gặp có thể bao gồm: ngứa ran ở lòng bàn tay, cánh tay, bàn chân, cẳng chân, khó giữ thăng bằng, chóng mặt, buồn ngủ vào ban ngày, khô miệng. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy thay đổi cảm giác ăn uống như thèm ăn hoặc chán ăn, ợ nóng, ợ hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, đau dạ dày, đau đầu, suy nhược, tinh thần chậm chạp vào ngày hôm sau, có những giấc mơ bất thường, ...
Đặc biệt, thuốc ngủ có thể cản trở việc thở bình thường và có thể gây nguy hiểm ở những người mắc một số vấn đề về phổi mãn tính như hen suyễn, khí phế thũng hoặc các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
+ Dị ứng có thể là một tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ngủ:
Dị ứng là một trong những tác dụng phụ của thuốc ngủ có thể xảy ra. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc ngủ nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp. Dưới đây là những dấu hiệu đầu tiên của việc dị ứng với thuốc ngủ:
Gặp vấn đề về tầm nhìn như mờ mắt
Đau ngực, khó thở hoặc khó nuốt
Tim đập mạnh
Nôn hoặc buồn nôn
Khản tiếng, hụt hơi
Ngứa, phát ban
Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
+ Parasomnias là một tác dụng phụ phức tạp của thuốc ngủ:
Một số loại thuốc ngủ có tác dụng phụ phức tạp hơn, có thể gây ra những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ gọi là Parasomnias. Mặc dù hiếm gặp, nhưng Parasomnias vô cùng nguy hiểm vì khi tỉnh dậy người bệnh không thể nhớ được chuyện đã xảy ra nên rất khó phát hiện. Cụ thể hơn, Parasomnias là những hiện tượng bất thường xảy ra bất chợt trong khi ngủ, là những cử động, hành vi không thể kiểm soát như mộng du và có thể bao gồm ăn uống, gọi điện thoại hoặc quan hệ tình dục trong trạng thái ngủ. Trong đó, việc lái xe trong khi tình trạng không hoàn toàn tỉnh táo là một tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ngủ ảnh hưởng tới sự an toàn và tính mạng của người bệnh.
Trong quá trình điều trị, việc nhận biết được các tác dụng phụ của thuốc ngủ là rất quan trọng. Nếu nhận thấy người bệnh có những biểu hiện liên quan tới Parasomnias, hãy trao đổi với bác sĩ ngay để có hướng điều trị hợp lý.
Ngoài ra, một phản ứng dị ứng cấp tính rất nghiêm trọng của thuốc ngủ có thể gây tử vong đó là sốc phản vệ. Một tác dụng phụ khác của thuốc ngủ là phản ứng dị ứng dẫn tới phù mạch và làm sưng mặt nghiêm trọng. Nếu gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hãy đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
3. Giải pháp an toàn hiệu quả dành cho người bị khó ngủ, mất ngủ
PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
Công dụng PM Nature Pro giúp:
- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…
- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung
- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý
- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…
- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)
- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn
- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…
- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não
- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể
Đối tượng sử dụng:
Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ
+ Ăn quá no:
Ăn quá no, nhất là trong trường hợp lễ tết, cuối tuần sẽ làm con người ta cảm thấy khó chịu và tăng khả năng mất ngủ ở nhóm người phải dùng đến thuốc ngủ. Ăn quá no cho dù vào thời điểm nào trong ngày cũng đều gây bất lợi. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm cho cơ thể có thêm năng lượng dẫn đến khó ngủ. Với lý do trên những người mắc bệnh khó ngủ chỉ nên ăn khoảng 80% so với mức vừa đủ, không nên ăn quá no vào gần giờ đi ngủ.
+ Không được sử dụng rượu khi uống thuốc ngủ:
Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, sử dụng thuốc ngủ không nên uống rượu, tuy nhiên cũng có trường hợp nhiều người không thể bỏ được, nhất là khi nghỉ cuối tuần, phải tiếp khách… Các chuyên gia ở Trung tâm điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ Kettering (SDC) của Mỹ khuyến cáo, trong trường hợp không kiêng được thì chỉ nên uống 1 - 2 chén rượu nhỏ hoặc 2 cốc bia. Nên uống vào buổi chiều trước khi đi ngủ ít nhất là 6 tiếng. Lý do, cồn có trong đồ uống này là chất kích thích và có thể can thiệp làm tăng tác dụng phụ của thuốc ngủ giống như đối với thuốc giảm đau. Tốt nhất khi đã phải sử dụng thuốc ngủ thì không nên uống rượu.
+ Không nên làm tăng stress:
Trong trường hợp căng thẳng nếu dùng thuốc ngủ sẽ kém hiệu quả. Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của các chuyên gia ở SDC đưa ra mới đây sau khi nghiên cứu ở nhóm người mất ngủ phải dùng thuốc. Trường hợp stress cao mà người ta quen gọi là bồn chồn, lo lắng thì nên tư vấn bác sĩ để thay liều hoặc sử dụng loại thuốc khác có hiệu quả hơn. Ví dụ, có thể áp dụng liệu pháp thôi miên, thậm chí cả thuốc chống trầm cảm cũng sẽ có tác dụng tốt hơn.
+ Không nên dùng thuốc ngủ khi đi du lịch qua 2 nơi có múi giờ khác nhau:
Trường hợp du lịch khác múi giờ việc dùng thuốc ngủ sẽ không có tác dụng. Trong trường hợp này nên dùng melatonin trước 1 giờ khi đi ngủ sẽ có tác dụng hoặc tư vấn bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để cho phù hợp với điều kiện địa lý cũng như sức khỏe của bản thân.
+ Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại dược phẩm khác:
Vào mùa lạnh, nhất là lúc giao mùa, bệnh cảm, cảm cúm phát triển mạnh, stress tăng cao sẽ làm suy yếu sức khỏe hệ miễn dịch cũng dễ gây mất ngủ. Trong trường hợp này nếu dùng thuốc ngủ cùng với các loại thuốc không kê đơn (OTC) để chữa cảm cúm cũng dễ dẫn đến tình trạng phản ứng nghịch, gây bất lợi và làm giảm tác dụng của thuốc ngủ. Ví dụ như hợp chất benadryl có trong diphenhydramine, đây là thuốc có chứa thành phần giảm đau nên giới chuyên môn khuyến cáo không nên uống trước 4 giờ khi đi ngủ. Nó sẽ làm giảm tác dụng thuốc ngủ, trong trường hợp dùng nhiều loại thuốc với thuốc ngủ thì nên tư vấn kỹ bác sĩ.
+ Cần biết cụ thể tác dụng của thuốc để đi ngủ và thức dậy đúng giờ:
Hầu hết các loại thuốc ngủ có hiệu quả trong vòng 8 giờ vì vậy cần tư vấn để dùng thuốc cho đúng tiến độ không nên uống thuốc muộn quá hoặc dậy sớm quá. Nếu trường hợp không quá bận thì ngủ theo đúng giờ quy định của thuốc, nếu dậy sớm mà vẫn còn trong trạng thái buồn ngủ thì rất nguy hiểm, nhất là khi điều khiển các phương tiện giao thông. Trong trường hợp này nên tư vấn bác sĩ dùng thuốc có tác dụng ngắn hơn.
+ Áp dụng các thói quen tự nhiên:
Mặc dù thuốc ngủ có thể giúp con người ngủ được nhưng để mang lại lợi ích cao nhất và lâu dài về mặt sức khỏe không nên lệ thuộc vào thuốc ngủ. Nếu cần có thể ngừng thuốc và chuyển sang áp dụng các kỹ thuật mang tính tự nhiên, thân thiện. Tăng cường luyện tập để giảm stress, ăn uống khoa học, bỏ thuốc lá, rượu bia, giảm cân, tìm các liệu pháp luyện tập như dưỡng sinh, giao tiếp bạn bè tư vấn bác sĩ để tạo ra cuộc sống thoải mái, vô tư từ đó giấc ngủ đến nhanh hơn và chất lượng hơn.
+ Nên tạo ra môi trường ngủ thân thiện:
Có những người khi dùng thuốc ngủ nhưng do lạ phòng, lạ giường vẫn khó ngủ. Trong trường hợp này giới chuyên môn khuyên nên mang theo vật dụng cá nhân như chăn, gối, mạng che mặt v v…hoặc có thể ngủ riêng theo sở thích hoặc chọn những nơi yên tĩnh để ngủ.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi khó ngủ có nên uống thuốc ngủ không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Cách chữa bệnh rối loạn giấc ngủ an toàn hiệu quả