Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp hiện nay mà nhiều chị em mắc phải. Cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng - lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư cổ tử cung là do virus HPV. Ngoài ra còn 1 số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng mắc bệnh như: Quan hệ tình dục thiếu an toàn, dinh dưỡng kém, sức khỏe và hệ miễn dịch yếu, vệ sinh vùng kín không đúng cách, bảo vệ sức khỏe sinh sản chưa tốt,… Từ những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ này, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung như sau:
+ Tiêm phòng vắc xin HPV:
Con đường lây nhiễm chủ yếu của virus HPV là quan hệ tình dục, tiếp xúc của niêm mạc miệng, hầu họng với dương vật hoặc âm đạo. Do đó, không chỉ quan hệ tình dục thông thường, việc tiếp xúc hôn, chạm vào bộ phận sinh dục của bạn tình hoặc quan hệ tình dục qua lỗ hậu cũng có thể gây lây nhiễm virus này.
Hiện nay, đã có vắc xin ngừa virus này. Phụ nữ được khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV từ 11 - 12 tuổi đến tối đa 26 tuổi. Đây là khoảng thời gian tiêm phòng vắc xin có hiệu quả nhất, lứa tuổi 26 trở lên chưa nhiễm HPV vẫn có thể tiêm phòng song hiệu quả không cao.
Vắc xin có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus HPV, song một số người vẫn có thể lây nhiễm virus nên ngoài tiêm phòng, vẫn cần khám, sàng lọc ung thư cổ tử cung định kì.
+ Vệ sinh âm đạo đúng cách:
Việc âm đạo không được vệ sinh sạch sẽ làm cho phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung cao hơn.
Hãy chú ý vệ sinh âm đạo đúng cách như sau:
Vệ sinh 2 lần mỗi ngày với nước sạch, hãy tham khảo hướng dẫn của bác sĩ
Tuyệt đối không dùng tay hoặc vòi hoa sen thụt rửa sâu vào âm đạo, nó khiến môi trường cân bằng của âm đạo bị phá hủy, vi khuẩn xấu cũng dễ gây bệnh hơn.
Chú ý đến vấn đề vệ sinh trong thời kỳ hành kinh, không quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này bởi hệ sinh dục đang yếu và dễ bị viêm nhiễm.
Không mặc quần lót quá chật, chọn vải cotton mềm, thông thoáng, thấm ướt mồ hôi tốt.
Khi có triệu chứng bất thường như: ra máu bất thường, dịch tiết vàng hoặc xanh, có lẫn màu, có mùi hôi, kinh nguyệt không đều,… nên sớm đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm tránh bệnh tiến triển nặng.
+ Quan hệ tình dục an toàn:
HPV rất dễ lây truyền qua đường tình dục khi người lành tiếp xúc da với người nhiễm bệnh. Vì thế hãy thực hiện lối sống lành mạnh, một vợ một chồng, sử dụng các công cụ bảo vệ như bao cao su để hạn chế lây truyền bệnh.
Đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên, khi hệ miễn dịch của bạn gái chưa đủ khả năng bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh tốt nhất và cũng chưa được giáo dục đầy đủ về việc quan hệ tình dục an toàn, tự bảo vệ sức khỏe bản thân trước mầm bệnh lây truyền. Do vậy, không nên quan hệ tình dục sớm, không dùng biện pháp bảo vệ bản thân.
+ Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học:
Tăng cường sức khỏe chung chính là cách để mỗi chúng ta tự củng cố hàng rào bảo vệ sức khỏe trước tác nhân gây bệnh, phòng ngừa ung thư cổ tử cung nói riêng và nhiều bệnh lý khác.
Bạn cần chú ý thực hiện:
Chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, đầy đủ, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, C, E, canxi,… bảo vệ tế bào khỏi hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa ung thư.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ từ 7 - 8 giờ mỗi ngày, đi ngủ trước 11 giờ và nên cố định thời gian ngủ.
Thể dục thể thao đều đặn, tăng cường sức khỏe.
Giữ tinh thần khỏe mạnh, hạn chế stress căng thẳng, đây được đánh giá là một trong những yếu tố nguy hiểm khiến mầm bệnh dễ hình thành, phát triển nhanh.
+ Sàng lọc định kỳ:
Một số phụ nữ đã tiêm phòng vắc xin HPV vẫn có nguy cơ nhiễm virus và mắc ung thư cổ tử cung. Hơn nữa căn bệnh này hầu như không gây triệu chứng gì giai đoạn đầu, khi bệnh tiến triển triệu chứng cũng rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn. Vì thế sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm bất thường là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏe khỏi căn bệnh này.
+ Không nên lạm dụng thuốc tránh thai:
Nhiều cặp vợ chồng lựa chọn dùng thuốc tránh thai để kế hoạch hóa gia đình, tránh mang thai không mong muốn. Song sử dụng thuốc tránh thai kéo dài, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên và kéo dài trên 5 năm có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn.
2. Những nguy cơ gây ra bệnh ung thư cổ tử cung
+ Tiền sử tình dục:
Một số yếu tố liên quan đến tiền sử tình dục có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Nguy cơ này rất có thể bị ảnh hưởng bởi tăng khả năng tiếp xúc với HPV.
Quan hệ tình dục ở độ tuổi trẻ (đặc biệt là dưới 18 tuổi)
Có nhiều bạn tình
Có một bạn tình có nguy cơ cao (người bị nhiễm HPV hoặc có nhiều bạn tình)
+ Nhiễm papillomavirus ở người (HPV):
Nhiễm papillomavirus ở người (HPV) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư cổ tử cung. HPV là một nhóm gồm hơn 150 loại virus liên quan. Một số trong số chúng gây ra u nhú, thường biết đến nhiều nhất là mụn cóc.
HPV có thể lây nhiễm các tế bào trên bề mặt da, và những tế bào lót bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng và cổ họng, nhưng không lây nhiễm trong máu hoặc các cơ quan nội tạng như tim hoặc phổi.
HPV có thể lây lan từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc da kề da. Một cách lây lan HPV là thông qua quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và thậm chí bằng miệng.
Các loại HPV khác nhau gây ra mụn cóc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Mụn cóc thường gặp ở tay và chân; một số khác có xu hướng bị mụn cóc trên môi hoặc lưỡi.
Một số loại HPV có thể gây ra mụn cóc trên hoặc xung quanh cơ quan sinh dục nữ và nam và ở vùng hậu môn. Chúng được gọi là các loại HPV nguy cơ thấp vì chúng hiếm khi liên quan đến ung thư.
Các loại HPV khác được gọi là loại HPV nguy cơ cao vì chúng có liên quan chặt chẽ với ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, âm hộ và âm đạo ở phụ nữ, ung thư dương vật ở nam giới và ung thư hậu môn, miệng và cổ họng ở cả nam giới và nữ giới.
Nhiễm HPV là phổ biến và ở hầu hết mọi người, cơ thể có thể tự đào thải. Tuy nhiên, đôi khi, nhiễm virus không mất đi và trở thành mãn tính. Nhiễm bệnh mãn tính, đặc biệt là khi nó do một số loại HPV nguy cơ cao gây ra, có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư, như ung thư cổ tử cung.
Mặc dù hiện nay không có cách chữa trị nhiễm HPV, nhưng có nhiều cách để điều trị mụn cóc và sự phát triển tế bào bất thường mà HPV gây ra. Ngoài ra, vắc-xin ngừa HPV có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm một số loại HPV và một số bệnh ung thư liên quan đến các loại đó.
+ Hút thuốc:
Khi ai đó hút thuốc, họ và những người xung quanh bị phơi nhiễm với nhiều hóa chất gây ung thư ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài phổi. Những chất có hại này được hấp thụ qua phổi và theo máu đi khắp cơ thể.
Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi so với người không hút thuốc. Sản phẩm từ thuốc lá đã được tìm thấy trong chất nhầy cổ tử cung của phụ nữ hút thuốc. Các nhà nghiên cứu tin rằng những chất này phá hủy DNA của các tế bào cổ tử cung và có thể góp phần gây ra ung thư cổ tử cung. Hút thuốc cũng làm cho hệ thống miễn dịch kém hiệu quả trong việc chống lại lây nhiễm HPV.
+ Nhiễm Chlamydia:
Chlamydia là một loại vi khuẩn tương đối phổ biến có thể lây nhiễm qua hệ thống sinh dục, do quan hệ tình dục. Phụ nữ bị nhiễm Chlamydia thường không có triệu chứng và họ có thể không biết họ bị nhiễm bệnh trừ khi được kiểm tra khi khám phụ khoa. Nhiễm Chlamydia có thể gây viêm vùng chậu, dẫn đến vô sinh.
Một số nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn ở những phụ nữ có xét nghiệm máu và chất nhầy cổ tử cung có bằng chứng về nhiễm Chlamydia (trong quá khứ hoặc hiện tại). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn Chlamydia có thể giúp HPV phát triển và sống trong cổ tử cung và có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
+ Hệ thống miễn dịch suy yếu:
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), loại virus gây ra AIDS, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn.
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển và lây lan của chúng. Ở phụ nữ nhiễm HIV, tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể phát triển thành ung thư xâm lấn nhanh hơn bình thường.
Một nhóm phụ nữ khác có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung là những người dùng thuốc ức chế đáp ứng miễn dịch, chẳng hạn như những người đang điều trị bệnh tự miễn (bệnh mà hệ thống miễn dịch xem các mô của cơ thể mình là vật lạ và tấn công chúng, xem chúng như là mầm bệnh ) hoặc những người đã được cấy ghép nội tạng.
+ Sử dụng lâu dài thuốc tránh thai đường uống:
Có bằng chứng cho thấy dùng thuốc tránh thai đường uống (OCs) trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng lên ở những phụ nữ sử dụng OCs kéo dài. Phụ nữ cùng với bác sĩ nên thảo luận về việc lợi ích của việc sử dụng OCs có cao hơn những nguy cơ tiềm ẩn hay không.
+ Tuổi mang thai trẻ:
Phụ nữ dưới 20 tuổi khi mang thai đủ tháng lần đầu tiên có khả năng bị ung thư cổ tử cung hơn so với những phụ nữ mang thai từ 25 tuổi trở lên.
+ Mang thai nhiều lần:
Phụ nữ đã mang thai đủ 3 lần trở lên có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Người ta cho rằng điều này có lẽ là do sự gia tăng phơi nhiễm HPV với hoạt động tình dục. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến phụ nữ dễ bị nhiễm HPV hoặc hình thành ung thư. Số khác nghĩ rằng phụ nữ mang thai có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn, tạo điều kiện cho phơi nhiễm HPV và phát triển ung thư.
+ Tình trạng kinh tế:
Nhiều phụ nữ có thu nhập thấp không dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, bao gồm sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV. Điều này có nghĩa là họ có thể không được sàng lọc hoặc điều trị ung thư cổ tử cung.
+ Có tiền sử gia đình bị ung thư cổ tử cung:
Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở một số gia đình. Nếu mẹ hoặc chị gái bạn bị ung thư cổ tử cung, khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn nếu không có ai trong gia đình mắc bệnh. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng một số trường hợp hiếm gặp có xu hướng gia đình này là do một tình trạng di truyền khiến một số phụ nữ ít có khả năng chống lại nhiễm HPV hơn những người khác. Trong các trường hợp khác, phụ nữ trong cùng một gia đình với bệnh nhân đã được chẩn đoán có thể có nhiều khả năng có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không di truyền khác.
+ Diethylstilbestrol (DES):
- DES là một loại thuốc nội tiết được dùng cho một số phụ nữ trong khoảng thời gian từ 1938 đến 1971 để ngừa sảy thai. Phụ nữ có mẹ sử dụng DES (khi mang thai) có nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào sáng (clear-cell adenocarcinoma) của âm đạo hoặc cổ tử cung hơn. Những loại ung thư này cực kỳ hiếm gặp ở những phụ nữ không phơi nhiễm với DES. Có khoảng 1 trường hợp ung thư biểu mô tế bào sáng âm đạo hoặc cổ tử cung trong mỗi 1.000 phụ nữ có mẹ đã sử dụng DES trong khi mang thai. Điều này có nghĩa là khoảng 99,9% "con gái DES" không mắc các ung thư này.
- Ung thư biểu mô tế bào sáng liên quan đến DES thường gặp ở âm đạo hơn cổ tử cung. Nguy cơ dường như là lớn nhất ở những phụ nữ có mẹ dùng thuốc trong 16 tuần đầu tiên của thai kỳ. Độ tuổi trung bình của phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tế bào sáng liên quan đến DES là 19 tuổi. Kể từ khi việc sử dụng DES trong khi mang thai đã bị FDA cấm vào năm 1971, ngay cả những cô con gái nhỏ tuổi nhất cũng đã gần 50 tuổi - đã qua tuổi có nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, không có giới hạn về tuổi tác khi những phụ nữ này cảm thấy an toàn về ung thư liên quan đến DES. Các bác sĩ không biết chính xác những phụ nữ này sẽ còn có nguy cơ bao lâu.
- “Con gái DES” cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào gai và tiền ung thư cổ tử cung liên quan đến HPV.
+ Chế độ ăn ít trái cây và rau quả:
Phụ nữ có chế độ ăn kiêng không đủ trái cây và rau quả có thể tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
3. Những người bị ung thư cổ tử cung nên tham khảo sử dụng sản phẩm Oncocess Rx giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư hiệu quả:
Oncocess Rx là công thức phối hợp đặc biệt giữa công nghệ probiotic được cấp bằng sáng chế về các tế bào GanedenBC30 bất hoạt đem lại lợi ích miễn dịch to lớn và cực kỳ hữu ích, thúc đẩy dinh dưỡng và miễn dịch với tên thương mại là Staimune™ đã được phê chuẩn bởi FDA Hoa Kỳ về GRAS (công nhận an toàn), không biến đổi gen, sản phẩm hữu cơ và tuân thủ luật kosher (phù hợp/tinh khiết) kết hợp với Beta Glucan nấm men và các thảo dược quý như Graviola Annona Muricata (Lá mãng cầu xiêm), Ganoderma Lucidum (nấm linh chi đỏ) và Garcinia mangostana (chiết xuất từ quả măng cụt) đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Veda Biologics LLc, nhà sản xuất Fine Living Pharmanaturals và nhà phân phối BNC Medipharm.
Oncocess Rx đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam. Khi chúng ta già đi, hệ miễn dịch bị suy yếu và đáp ứng miễn dịch chậm lại. Để chống lại điều này, người trưởng thành cần phải tiếp cận chủ động phòng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách bổ sung, duy trì và hỗ trợ chức năng miễn dịch của mình.
Sử dụng Oncocess Rx hàng ngày giúp Staimune™ gắn với các thụ thể (Receptors) trên bề mặt các tế bào miễn dịch của cơ thể giúp tăng cường và củng cố hệ thống đáp ứng miễn dịch cả tự nhiên và mắc phải. Tác dụng này cung cấp cho cơ thể khả năng bảo vệ, chống lại các thách thức, tác nhân gây suy giảm hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể kiểm soát các quá trình viêm nhiễm, căng thẳng, stress…
OncoCess Rx giữ vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Nó giúp bạn duy trì, cải thiện và tăng cường sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần một cách rõ rệt, phòng ngừa ung thư và năng cao chất lượng cuộc sống.
Công dụng Oncocess Rx:
- Giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường và thúc đẩy sức sống, sức chịu đựng, nhiệt huyết, tinh thần sáng suốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ miễn dịch lành mạnh, hỗ trợ và điều chỉnh chức năng miễn dịch, đáp ứng đại thực bào khỏe mạnh, phòng ngừa ung thư.
Đối tượng sử dụng:
Oncocess Rx được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Những người điều trị thuốc chống lao, thuốc tâm thần kinh hoặc kháng sinh…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm virus: sởi, sốt xuất huyết, viêm gan virus, HIV…
- Các bệnh lý rối loạn tiêu hoá, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng kích thích ruột, viêm đại tràng, k đại, trực tràng…
- Tăng cường miễn dịch trước, trong và sau khi xạ trị, đang truyền hóa chất trong điều trị các bệnh ung thư, người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, phóng xạ, khu vực có dịch bệnh, người có nguy cơ cao bị ung thư
- Phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư, giảm kích thước khối u, chống di căn sang các mô, cơ quan khác
- Kiểm soát cholesterol máu, điều hoà đường huyết hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Những người bị rối loạn miễn dịch: bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, vẩy nến, hội chứng Guillian-barre, bệnh Grave…
- Hỗ trợ điều trị cao mỡ máu, tiểu đường, biến chứng bệnh tiểu đường
- Người nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm da, bỏng, các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật
Cách dùng: uống một (1) viên nang/lần ngày uống hai lần sau bữa ăn trong thời gian 6 tuần đến 12 tuần hoặc theo chỉ dẫn của Bác Sĩ hoặc chuyên gia y tế, tư vấn chăm sóc sức khỏe.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Oncocess Rx - Tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Thuốc tăng cường miễn dịch loại nào tốt?
>>> Thuốc tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư loại nào tốt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét