Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ và cách phòng bệnh hiệu quả



Nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ?

+ Tăng cân không kiểm soát, béo phì: Thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo triglyceride vượt ngưỡng cơ thể có thể hấp thu thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết, tạo thành nguy cơ gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, lượng calo quá cao cũng khiến cơ thể không chuyển hóa hết thành năng lượng để sử dụng và tích trữ dưới dạng triglyceride.

+ Nghiện rượu hoặc thường xuyên uống rượu: Đối với bệnh nhân nghiện rượu, Ethanol trong rượu gây tăng NADH tại tế bào gan, kích thích tổng hợp chất béo, gây tăng tổng hợp trygliceride tại gan. Nghiện rượu là nguyên nhân thường gặp nhất ở đa số bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

+ Đái tháo đường: Trong bệnh nhân đái tháo đường, acid béo tự do trong máu sẽ tăng điều động trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết. Tăng sử dụng acid béo tự do từ mô mỡ vào máu, gan chuyển hóa acid béo tự do thành triglyceride.

+ Chế độ ăn giàu cholesterol: Cholesterol cao, nguy cơ về bệnh tim mạch và mỡ máu khá lớn.

Phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?

+ Tập luyện thể dục thể thao: Để phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ một cách tốt nhất, bạn hãy tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Tập luyện sẽ giúp đốt cháy calo trong cơ thể để sử dụng tốt hơn lượng chất béo tích trữ trong cơ thể. Ngoài ra, tập luyện cũng sẽ giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn, tránh được nhiều bệnh tật, cải thiện sức khỏe.

+ Giảm cân, kiểm soát tốt cân nặng: Điều này thực sự rất cần thiết đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Nhằm kiểm soát tốt lượng lượng calo cũng như lượng chất béo vào cơ thể. Nên ăn kiêng, tăng cường các thức ăn từ thực vật, tập luyện thể dục,...

+ Bỏ rượu: Hãy sống một cách thông minh hơn, loại bỏ rượu ra khỏi cuộc sống của bạn. Nếu không thể bỏ ngay, hãy thử bỏ đi từng chút một.

+ Kiểm soát tốt đái tháo đường: Đái tháo đường là một trong các nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh khác. Hãy cố gắng theo dõi sát đường huyết của mình, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn hạn chế tinh bột và đường, tăng cường tập luyện thể dục,... đảm bảo để kiểm soát đường huyết được giữ ổn định.

+ Chế độ ăn lành mạnh: Để hạn chế lượng mỡ trong máu, bạn cần có chế độ ăn hợp lý, cân đối. Tăng cường rau, củ quả, nhất là các loại cây nhiều chất xơ, ngũ cốc. Kiểm soát đường máu, mỡ máu, năng lượng tốt hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét