Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Chỉ số men gan và nguy cơ cảnh báo bệnh lý nguy hiểm



Chỉ só men gan là gì?
Khi xét nghiệm máu, căn cứ vào chỉ số men gan
bình thường, các chuyên gia sẽ cho biết chỉ số men gan của bạn hiện đang ở mức
nào... Men gan tăng phản ánh tình trạng gan bị tổn thương, các tế bào gan bị hủy
hoại, là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư
gan.
Chỉ s men gan bình thường là bao nhiêu?
Gan đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ
không thể thay thế, trong đó có nhiệm vụ chuyển hóa các chất để cung cấp năng
lượng sống của cơ thể. Để thực hiện các chức năng quan trọng này, gan có một hệ
thống enzym tương đối hoàn chỉnh, gọi chung là men gan.
Khi tế bào gan già và chết đi,
men gan sẽ phóng thích vào máu ở ngưỡng nhất định (dưới 40 U/L). Trong hệ thống
enzyme hoàn chỉnh của gan, quan trọng nhất là 4 loại men AST, ALT, GTT và ALP.
Bình thường, chỉ số men gan ALT ở
mức khoảng thấp hơn 40 U/L (nữ <37 U/L); AST cũng ở khoảng tương đương (tức
là dưới 40 U/L); GGT dưới mức 60 U/L (nam 11-50 / nữ 07-32 U/L); còn ALP thì
vào khoảng 30-115 U/L.
a. AST (SGOT) là gì?
AST (hay còn gọi là SGOT) mức
bình thường vào khoảng từ 20- 40 UI/L. Bên cạnh AST, còn có ALT, đây là hai men
gan đặc trưng cho gan. Khi có nhiều tế bào gan bị tổn thương, hoại tử, cả hai
men này sẽ được “giải thoát” và ồ ạt phóng thích vào máu.
b. ALT (SGPT) là gì?
So với chỉ số AST, ALT (hay còn gọi
là SGPT) là chỉ số đặc hiệu, cảnh báo rõ nét hơn những tổn thương ở gan do nằm
chủ yếu trong bào tương ở gan (chỉ một số ít trong tế bào cơ vân và tim). Còn
men AST, ngoài nằm ở gan còn nằm nhiều ở cơ quan khác, đặc biệt là cơ.
Bình thường, chỉ số xét nghiệm
ALT cũng trong khoảng: 20 - 40 UI/L tương đương với mức bình quân của men AST.
c. Chỉ số GGT là gì?
Chỉ số GGT (hay còn gọi là Gamma
GT) là chỉ số men trong tế bào thành của ống mật. Chỉ số GGT mức bình thường vào
khoảng dưới 60 UI/L (nam 11-50 UI/L,  nữ
07-32 UI/L).
d. Chỉ số ALP là gì?
ALP là một enzym được tìm thấy ở trong máu. Nó có vai trò bẻ gãy các phân tử
protein trong cơ thể, nó tồn tại dưới rất nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào nó
được sản xuất ra từ nơi nào. Đa số là nó được tạo ra từ gan, nhưng có một lương
nhỏ được tạo ra từ xương, ruột và thận. Ở phụ nữ mang thai, nó còn được tạo ra
từ nhau thai.
Nếu nồng độ của ALP trong máu tăng cao bất thường. Nó thường mang ý nghĩa
là có tổn thương ở gan hoặc ở xương. Ngoài ra, nồng độ enzyme này có thể bất
thường nếu có tình trạng suy dinh dưỡng, u ở thận hoặc nhiễm trùng nặng. Trị số
bình thường của ALP rất thay đổi và khác nhau giữa mỗi người, chủ yếu là phụ
thuộc vào tuổi tác, nhóm máu và giới tính.
2. Chỉ số men gan GGT, AST, ALT bao nhiêu là cao?
Nếu men gan tăng từ 1 - 2 lần là ở
mức độ tăng nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ tăng trung bình và tăng
trên 5 lần là chỉ số men gan tăng ở mức độ cao.
Chỉ số men gan cao thường xuất hiện
ở một số trường hợp như bệnh nhân viêm gan do rượu AST, chỉ số men gan thường
cao gấp 2 - 10 lần giới hạn bình thường.
Trong viêm gan virus cấp hoặc
viêm gan do thuốc, men gan có thể tăng đến 3.000 U/L và ở một số bệnh nhân suy
gan cấp thì chỉ số men gan có thể cao đến mức 5.000 U/L.
3. Chỉ số men gan cao nguy hiểm như thế nào?
Men gan cao làm giảm
tuổi thọ:
Với AST
trị số tăng gấp đôi sẽ tăng 32% nguy cơ tử vong, và nếu trị số tăng hơn gấp đôi
thì nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Với ALT trị số tăng gấp 2 lần sẽ tăng 21%
nguy cơ tử vong và khi trị số tăng hơn gấp đôi thì nguy cơ tử vong sẽ là 59%.
+ Men gan cao kéo dài và không được điều trị sẽ
gây ra biến chứng xơ gan, u gan...
+ Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý
nguy hiểm như viêm gan, viêm cơ, viêm thận mãn, viêm túi mật, nhồi máu cơ tim,
động kinh...
+ Các triệu chứng ban đầu của men gan cao khá
nghèo nàn. Người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, vàng da, đầy hơi chướng
bụng...
Trong trường hợp men gan cao do các bệnh gan cấp
tính sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình hơn như mề đay mẩn ngứa, rối loạn
tiêu hóa, nôn, đau bụng. Do đó cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín
để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy
ra.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét